“Làn sóng” Logistics Xanh và những bài học kinh nghiệm từ những “ông lớn” trong ngành Logistics

Logistics Xanh đã xuất hiện từ rất lâu và đã được áp dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây. 

1. Logistics Xanh = Phát triển bền vững

Thuật ngữ “Green Logistics” hay “Logistics xanh” hay các thuật ngữ tương tự như “Logistics bền vững”, “Logistics xanh bền vững”… lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980. Những năm sau đó, thuật ngữ này đã xuất hiện rất nhiều và được các nhà nghiên cứu, các tổ chức đưa ra nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau nên vẫn chưa có một “phạm trù” nào gọi là chính xác cả. 

Nhưng hiện tại tại Việt Nam, Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 đã đưa ra quan điểm về Logistics xanh như sau: “Logistics xanh là hoạt động Logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Logistics xanh nhấn mạnh vào những nỗ lực và các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động Logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Sbihi & Eglese, 2010). Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng: Logistics có thể chi phối 3 mục tiêu là kinh tế, xã hội và môi trường. 3 mục tiêu này củng cố lẫn nhau chứ không loại trừ nhau.”

Khung phát triển Logistics xanh

2. Các tiêu chí đánh giá mức độ “xanh” trong hoạt động Logistics của các Doanh nghiệp 

Dựa trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đã công bố trước đây và kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp, thì các tiêu chí đánh giá mức độ “Xanh” trong hoạt động Logistics đã ra đời. 

Chỉ tiêu đánh giá Logistics xanh tại doanh nghiệp

3. Những “ông lớn” trong ngành Logistics trên Thế giới đã làm Logistics Xanh như thế nào cho “chuẩn”? 

3.1. “Con rồng Châu Á” Singapore 

Singapore đã tập trung vào phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu trong những năm gần đây bằng các nỗ lực như: Từ kế hoạch tổng thể đến phát triển vận tải xanh và kể cả xây dựng các tòa nhà thông minh. Chính phủ Singapore đang triển khai Kế hoạch Xanh 2030, bao gồm các sáng kiến như: Phát triển cảng thông minh và sử dụng xe tự động cho vận tải. Đất nước cũng đang đầu tư vào đào tạo nhân viên và cập nhật công nghệ trong các ngành hàng không và vận tải.

Kế hoạch Xanh có năm trụ cột: Thành phố trong Thiên nhiên, Sự phục hồi Năng lượng, Cuộc sống Bền vững, Nền kinh tế Xanh, và Tương lai Chống chọi. Singapore đang cố gắng nhằm tăng không gian xanh thêm 50% và trồng một triệu cây vào năm 2030, chuyển sang nguồn năng lượng sạch, loại bỏ xe động cơ đốt trong, giảm chất thải 30%, và khuyến khích đầu tư xanh.

3.2. “Ông lớn” Châu Âu – Đức 

Đức là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có chiến lược “nền kinh tế xanh” và đang nỗ lực trở thành quốc gia công nghiệp đầu tiên sử dụng 100% năng lượng tái tạo. 

Hạ tầng Logistics của Đức được phát triển và chính phủ đang đầu tư mạnh vào các trung tâm Logistics để tối ưu hóa vận chuyển và giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải. Các công ty Đức có thể nhận đến 85% chi phí xây dựng một trạm container. Đức có chính sách và quy định để giảm khí thải nhà kính và chống biến đổi khí hậu và chính phủ đặt mục tiêu giảm khí thải nhà kính 55% vào năm 2030 và 80-95% vào năm 2050.

Có hơn 50.000 công ty Logistics ở Đức đang nghiên cứu các giải pháp tiên tiến cho Logistics xanh. Những công ty này thường phải sản xuất “báo cáo bền vững” tóm tắt các biện pháp họ đã thực hiện để đạt được mục tiêu môi trường của họ.

3.3. “Xứ sở mặt trời mọc” Nhật Bản 

Nhật Bản đã phát triển cơ sở hạ tầng vận tải mạnh mẽ kể từ những năm 1960, tập trung vào xây dựng kho hàng gần các thành phố lớn và trung tâm vận chuyển. Chính phủ đã đầu tư mạnh vào hạ tầng vận tải, bao gồm các hệ thống đường sắt, đường bộ, hàng không và cảng biển. Chính phủ cũng đã sử dụng các đối tác công tư để phát triển hạ tầng Logistics. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã thực hiện các chính sách và quy định Logistics xanh để giảm khí thải, bao gồm các tiêu chuẩn về nitrogen oxit, hạt bụi và nồng độ lưu huỳnh trong xăng. Các công ty Logistics tại Nhật Bản rất chú trọng đến môi trường và cam kết giảm khí thải và khuyến khích tái chế tài nguyên.

3.4. Việt Nam – Một “Thanh niên trẻ” trong cuộc đua Xanh

Không nằm ngoài cuộc đua “Logistics Xanh”, Việt Nam tuy là một “thành viên mới” nhưng cho đến hiện tại, chúng ta đã nhập cuộc vô cùng xuất sắc đã đạt được nhiều con số ấn tượng trong việc đưa tiến bộ khoa học vào trong hoạt động Logistics. 

Điển hình là 522,32 tấn khí thải CO2 mà Smartlog góp phần làm giảm thải được khi đã có rất nhiều doanh nghiệp vận tải Logistics đã sử dụng 2 sàn giao dịch vận tải: COS – Sàn giao dịch container rỗngSTX – Sàn giao dịch vận tải. 

Đọc thêm: NGÀNH Logistics ĐÃ LÀM GÌ CHO MÔI TRƯỜNG ?

Bên cạnh đó, ngoài những lợi ích mà sàn giao dịch Logistics SLX không chỉ góp phần “Xanh” vào cuộc đua “Logistics Xanh”, mà sản phẩm này còn giúp góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, tăng nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động trong ngành Logistics như: 

  • Giảm lượng xe chạy rỗng, giảm lượt container vận chuyển rỗng 
  • Rút ngắn đoạn đường vận chuyển trong việc linh hoạt xin lệnh trả container rỗng bằng chức năng MT Move
  • Tiết kiệm chi phí xăng dầu và chi phí nâng-hạ container. 

Chính vì thế, vì một tương lai phát triển bền vững, các doanh nghiệp hãy cùng chung tay góp sức phát triển ngành Logistics phát triển theo một hướng tốt nhất để đây được xem là một ngành “Gà đẻ trứng vàng” cho đất nước nói riêng và toàn Thế giới nói chung.