Lối đi nào cho cơn khát nhân lực logistics chất lượng cao?

Thương mại điện tử tăng trưởng đột phá

Trong và sau đại dịch Covid-19, thương mại điện tử (TMĐT) đang là mảng ngành được nước ta chủ trương phát triển. Để thúc đẩy thương mại điện tử, những năm vừa qua Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa những chủ trương này. Đáng kể nhất là Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.

Trước những nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp toàn ngành, sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử năm 2021-2022 là một điều dễ dự đoán. Cụ thể, năm 2021, doanh thu bán lẻ của TMĐT Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD và tăng 20% trong 2022 lên 16,4 tỷ USD so với 5 tỷ USD năm 2015.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử kéo theo sự tăng trưởng của một số ngành liên quan như công nghệ thông tin, logistics và chuỗi cung ứng, FMCG,… Trong đó logistics và công nghệ đang là hai lĩnh vực có nhu cầu tăng nhanh. Các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang có nhu cầu cao về việc tối ưu hiệu quả sản xuất và bán hàng. Logistics sẽ không còn chỉ đứng một mình mà cần được kết hợp với công nghệ thông tin để vận hành tự động, linh hoạt và dễ kiểm soát. Tương tự với FMCG hay kể cả giáo dục, mọi thứ cần được đặt cạnh công nghệ thông tin để nâng cao hiệu suất và tăng nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Nhu cầu nhân sự logistics có chuyển biến đáng kể

Bên cạnh công nghệ thông tin thì logistics chính là lĩnh vực phát triển bám sát thương mại điện tử nhất. Kể cả các doanh nghiệp logistics hay các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn thì việc tối ưu hiệu suất vận tải bằng công nghệ là điều tất yếu. Điều này là nhân tố sống còn giúp doanh nghiệp đối phó với giá nhiên liệu tăng cao và các biến động kinh tế.

Để có thể vận hành hệ thống quản lý logistics chuyển đổi số một cách hiệu quả thì nhân lực ngành cũng cần phải nắm bắt tốt xu thế và đặc biệt là nhạy bén với công nghệ. Đây là những đặc điểm dễ nhìn thấy ở lứa nhân lực logistics trẻ, đó là lý do mà độ tuổi gia nhập ngành của các bạn đang ngày càng trẻ hóa. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nhận các bạn sinh viên năm 2 vào thực tập vì những tố chất này thay vì nhận những lao động có thâm niên nhưng ít nhạy bén công nghệ.

Điều này không chỉ phản ánh xu hướng tuyển dụng của ngành logistics mà còn thể hiện rõ nét sự thiếu hụt nhân lực vừa có kinh nghiệm vừa có kỹ năng tiếp thu công nghệ cao. Sơ lược qua một số thống kê của Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM:

  • 53,3% doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự logistics chất lượng cao
  • 30% doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại chuyên môn cho nhân viên logistics
  • 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng nhân viên logistics hiện tại.
  • Lao động sẵn có hiện tại chỉ đáp ứng đủ 40% tổng nhu cầu nhân lực ngành

Nếu tình trạng nhân lực chất lượng cao không đủ đáp ứng còn kéo dài, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ gặp trở ngại lớn trong việc để mở rộng thị trường và thậm chí là bị tụt lại vì thiếu ưu thế cạnh tranh.

Đâu là giải pháp bền vững?

Doanh nghiệp chú trọng bồi dưỡng năng lực nhân viên

  • Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho các nhân viên thâm niên và bồi dưỡng kinh nghiệm làm việc cho các nhân viên trẻ.
  • Tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên để cập nhật các kiến thức và tin tức chuyên ngành.
  • Tổ chức khảo sát định kỳ để đánh giá mức độ tiếp cận các xu hướng ngành logistics của nhân viên.
  • Tạo điều kiện cho nhân sự được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành.

Tập huấn đội ngũ giảng viên về chuyển đổi số logistics

  • Nhà trường cần tạo nhiều điều kiện hơn cho các giảng viên được tham dự các hội nghị chuyên ngành trong nước và khu vực.
  • Xây dựng thêm các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giảng viên, đảm bảo trang bị đủ kỹ năng tiếp nhận và ứng dụng chuyển đổi số vào giảng dạy.
  • Song song với nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên, nhà trường cũng cần nâng cao kỹ năng giảng dạy thực hành cho giảng viên.

Đưa chuyển đổi số vào thực hành logistics tại đại học, cao đẳng

Các phần mềm thực hành logistics đang được các trường sử dụng chủ yếu là ERP truyền thống, thiếu linh hoạt và trễ xu hướng logistics so với các nước bạn. Đây là một vấn đề cần cải thiện để nâng cao kỹ năng thực hành của sinh viên mà nhà trường nên đặc biệt chú trọng.

Logistics phát triển sẽ kéo theo sự nâng cấp hệ thống quản trị logistics của các doanh nghiệp, những sinh viên có cơ hội tiếp cận thực hành các hệ thống hiện đại hơn sẽ có ưu thế hơn trên thị trường lao động. Điều này góp phần lớn nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trên thị trường giáo dục.

Smartlog Academy – Dự án giáo dục logistics chất lượng cao

Smartlog Academy là dự án giáo dục logistics thuộc Công ty cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog. Sứ mệnh của dự án là xây dựng và chia sẻ chương trình đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng cao về logistics và chuỗi cung ứng.

Smartlog Academy hội tụ đủ những yếu tố để trở thành đối tác đáng tin cậy của các cơ sở đào tạo, giáo dục trong việc cung ứng hệ thống thực hành mô phỏng logistics. Bên cạnh đó, Smartlog cũng thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng hệ thống cho giảng viên theo yêu cầu của nhà trường. Các học viên, sinh viên cũng có cơ hội vận hành hệ thống thực tế tại kho hàng, nhà xe doanh nghiệp để có cái nhìn trực quan hơn về các công việc hàng ngày của nhân viên logistics.

Với những điểm nổi trội trên, Smartlog tin rằng dự án sẽ mang lại những tác động tích cực lên tình hình nhân lực logistics tại Việt Nam hiện tại. Thông qua việc mang chuyển đổi số tiếp cận gần hơn đến với sinh viên và nhân lực ngành, Smartlog Academy sẽ hỗ trợ đắc lực cho ngành giáo dục và logistics từng bước nâng cao chất lượng nhân lực.

Giảng viên và sinh viên nói gì về Smartlog Academy

Trong một phỏng vấn với Smartlog, cô Nguyễn Thị Yến – GV bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường ĐH Ngoại Thương cho biết điều cần chú trọng trong chương trình đào tạo ở thời điểm hiện tại chính là thực hành. Smartlog Academy đã hỗ trợ cho việc giảng dạy thực hành logistics tại trường được thực tiễn hơn, giúp sinh viên được trải nghiệm các công việc hàng ngày của nhân viên logistics.

Theo cô Nguyễn Thanh Thủy – GV bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường ĐH Thăng Long, sau 3 tháng dùng thử hệ thống thực hành logistics của Smartlog Academy, các giảng viên và sinh viên trường đã có những phản hồi tích cực về những tiện ích mà hệ thống cung cấp. Hiện đại và trực quan là những nhận xét của cô về hệ thống quản lý kho và vận tải của Smartlog Academy.

Theo em Nguyễn Đức Bình – sinh viên khóa 58 ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Smartlog Academy mang lại một hệ thống vận hành logistics toàn diện và thực tế, giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất các vấn đề thay vì chỉ học lý thuyết khô khan. Thông qua thực hành hệ thống, sinh viên nắm rõ được các khâu cụ thể trong quy trình quản lý vận hành kho hàng và vận tải. Hơn thế nữa, các bạn cũng hình dung được rõ hơn các đầu công việc mà bản thân sẽ làm khi gia nhập thị trường lao động logistics.

Để giải quyết được bài toán khó về nhu cầu nhân lực chất lượng cao, rất cần sự tập trung đổi mới và nâng cấp chương trình giảng dạy kiến thức, thực hành của các cơ sở đào tạo logistics. Chỉ có nâng cao chất lượng sinh viên đầu ra về cả kiến thức nền lẫn thực hành thì chất lượng nhân lực toàn ngành mới được cải thiện. Nhìn nhận rõ vấn đề, mong là nhà trường và bản thân nhân sự trong ngành sẽ có những định hướng đúng đắn để giữ vững vị thế trong thị trường giáo dục và thị trường lao động. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *